Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 02/12/2022

Sáng 30/11/2022, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị đánh giá tổng kết “100 doanh nghiệp chuyển đổi số trong 100 ngày”. Chủ trì hội nghị có đồng chí Phan Ngọc Thọ – Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Phan Quý Phương – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Đại Vui - Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư; đồng chí Nguyễn Xuân Sơn – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông. Đến dự hội nghị còn có đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành và doanh nghiệp trên toàn tỉnh.

Tại hội nghị
 
Hiệu quả từ chuyển đổi số
 
Sau hơn 1 năm triển khai Chương trình “100 doanh nghiệp chuyển đổi số trong 100 ngày” đến nay, đã có hơn 800 lượt doanh nghiệp được tham dự các lớp truyền cảm hứng về chuyển đổi số, đào tạo cơ bản về thương mại điện tử; có 04 khoá đào tạo kỹ năng chuyên sâu cho hơn 200 doanh nghiệp.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Phan Quý Phương – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, hiện nay tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn 6.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Bên cạnh những nỗ lực của Chính quyền, doanh nghiệp đã chủ động trong tiếp cận các sàn giao dịch điện tử, vận dụng nền tảng chuyển đổi số để tăng doanh thu, đổi mới phương thức sản xuất phù hợp, thích ứng kịp thời trong trạng thái bình thường mới,... tạo tiền đề thúc đẩy phục hồi phát triển kinh tế và là động lực cho phát triển kinh tế số tại tỉnh. 
 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương phát biểu khai mạc hội nghị.
 
Đến nay, phần lớn các doanh nghiệp đã ứng dụng các phần mềm, giải pháp vào hoạt động quản lý bán hàng trực tuyến, đa kênh, tiếp thị, quản lý quan hệ khách hàng, quản trị kênh phân phối,… Nhiều doanh nghiệp đang trực tiếp kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử như TikTok, Facebook, Google, Sendo, Tiki, Lazada, Shopee; hầu hết doanh nghiệp đều trang bị và sử dụng chữ ký số; hơn 60% các doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm kế toán (Bravo, 3Tsoft, Misa) giúp tiết kiệm nhân lực, chi phí và tăng cường tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên; góp phần gia tăng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp đối với khách hàng và nhà đầu tư.
 
Bên cạnh đó, các hoạt động chuyển đổi mô hình bán hàng, tiếp thị, quản trị và vận hành, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh nhận thấy chuyển đổi số là một cơ hội để sáng tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới, hướng tới thay đổi bản chất doanh nghiệp. Điều này đang góp phần tạo ra các doanh nghiệp số, logistic, giao nhận, thương mại, xuất nhập khẩu, nhà hàng, khách sạn, du lịch... hoạt động theo những phương thức mới, dựa trên việc kết nối các hệ thống công nghệ, dữ liệu và xử lý thông tin tự động.
 
Tình hình kinh tế - xã hội phục hồi tích cực
 
Với mục tiêu đặt ra đến năm 2025, Thừa Thiên Huế thực hiện thành công chiến lược chuyển đổi số quốc gia trên 3 trụ cột: Chính quyền số, xã hội số, kinh tế số. Tỉnh đã tập trung xây dựng dịch vụ đô thị thông minh, chính quyền điện tử và nâng cao chỉ số chuyển đổi số (DTI) của tỉnh. Đưa vào khai thác hệ thống thông tin địa lý (GISHue), tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành và ứng dụng công nghệ GIS. Kết nạp Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh (HueCIT) trở thành thành viên của Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung.
 
Qua nền tảng Hue-S đã tích hợp và vận hành hơn 23 dịch vụ đô thị thông minh phục vụ cho người dân lẫn doanh nghiệp; đưa vào khai thác Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) với chức năng giám sát, điều hành, chỉ huy các hoạt động của tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế; môi trường sống và làm việc của người dân được cải thiện hơn, hướng tới xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển thông minh và bền vững. Nhờ đó, Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh đã đạt giải thưởng Viễn thông Châu Á (Telecom Asia Awards 2019) ở hạng mục Dự án thành phố thông minh sáng tạo nhất Châu Á; Danh hiệu Sao Khuê năm 2020 cho sản phẩm Giải pháp phản ánh hiện trường. Nền tảng dịch vụ Đô thị thông minh Hue-S đã xuất sắc được công nhận “Giải thưởng Sao Khuê năm 2021”. Hệ thống số hóa dữ liệu dùng chung của tỉnh được Giải thưởng sao Khuê năm 2022,...
 
Doanh nghiệp đưa ra ý kiến, trao đổi tại hội nghị.
 
Bên cạnh đó, tỉnh đã cơ bản hoàn thành xây dựng Đề án Khu công nghệ cao Thừa Thiên Huế; ưu tiên bố trí nguồn ngân sách nhà nước đầu tư các dự án phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, chính quyền điện tử. Tỉnh Thừa Thiên Huế còn là địa phương đi đầu cả nước trong ban hành các chính sách tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với các chính sách của Nhà nước.
 
Nhờ vào sự nỗ lực, năm 2021 Thừa Thiên Huế đứng 08/63 tỉnh/thành về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, đứng đầu cả nước về Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) và đứng thứ 4 cả nước về Chỉ số cải cách hành chính (PARINDEX); giữ ngôi vị thứ 2 về chỉ số chuyển đổi số (DTI).
Tại hội nghị, các doanh nghiệp đã đưa ra những ý kiến, thảo luận các vấn đề như đẩy mạnh quảng bá du lịch các địa điểm nổi tiếng, bảo vệ môi trường... Qua đó, mong muốn lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành quan tâm mở lớp đào tạo chuyển đổi số để hỗ trợ các doanh nghiệp học tập, nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế. Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương đã gửi lời cám ơn và ghi nhận những đóng góp của các doanh nghiệp trong thời gian qua và mong muốn trong thời gian tới sẽ tiếp tục đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện công tác chuyển đổi số đạt kết quả cao hơn nữa.
 
Một số hình ảnh tại Hội nghị:
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Phòng GSTTM&TT
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 825.422
Truy cập hiện tại 14