Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Chuyển đổi số tại Thừa Thiên Huế - Điều dễ nhận thấy nhất
Ngày cập nhật 21/03/2023

Nhắc đến mô hình địa phương số và quá trình chuyển đổi số địa phương, nhiều người nói đến những những điều viễn tưởng tại trời Âu đất Á nào đó cùng với hàng loạt thách thức kinh hoàng. Nhưng Thừa Thiên Huế đã âm thầm chuyển đổi và chứng minh đó không phải là điều không thể.

 

Rất nhiều chuyên gia chuyển đổi số (CĐS) đã thống nhất với nhau rằng Hue-S là một sản phẩm công nghệ đặc biệt, thể hiện trí tuệ và tâm huyết của Thừa Thiên Huế trong hành trình chuyển đổi số. Chỉ cần điểm qua hàng loạt giải thưởng dành cho Hue-S như giải thưởng Sao Khuê 2021, Sản phẩm xuất sắc cho xã hội số của Bộ Thông tin và Truyền thông 2022 và nhiều giải thưởng lớn nhỏ khác cũng thấy được giá trị của ứng dụng (application) này. Hue-S chính là sản phẩm tiêu biểu thể hiện cho quyết tâm, trí tuệ, cách làm sáng tạo của Thừa Thiên Huế trong hành trình chuyển đổi thành địa phương số. Thậm chí, có người còn ví von Hue-S là siêu ứng dụng, là chuyển đổi số, là nhân diện trên không gian số của Thừa Thiên Huế.

Đi tìm câu hỏi vì sao Hue-S được đánh giá cao tới vậy, người viết nhận được một câu trả lời chung – nó đáp ứng được gần như tất cả các ưu điểm lớn nhất của ứng dụng chuyển đổi số. Vậy trước tiên, những ưu điểm đó là gì? Theo công văn mới nhất của Cục Chuyển đổi số, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành vào ngày 5 tháng 3 năm 2023 thì có 17 điểm khác biệt để phân biệt giữa ứng dụng CNTT và Chuyển đổi số. Bao gồm các điểm chính yếu là: Chuyển trọng tâm từ chính quyền sang người dân, doanh nghiệp; Chuyển từ phần mềm riêng lẻ sang nền tảng số dùng chung; Chuyển từ ứng dụng công nghệ sang chuyển đổi cách làm việc; Chuyển trọng tâm từ tổ chuyên gia công nghệ sang tổ công nghệ số cộng đồng; Chuyển từ “làm như thế nào” sang “làm cái gì”; Chuyển trọng tâm từ người giỏi phần mềm sang người giỏi sử dụng; Chuyển từ hệ thống CNTT sang môi trường số; Chuyển từ tự động hóa sang thông minh hóa; Chuyển từ dữ liệu tổ chức sang dữ liệu người dùng; Chuyển từ dữ liệu có cấu trúc sang dữ liệu phi cấu trúc. Đó là những điểm đặc biệt dễ nhận thấy nhất. Hãy cũng làm rõ!

Hue-S là ứng dụng cộng đồng, thích hợp với cả hai nền tảng Android và iOS, ngay cả với các thiết bị cấu hình không cao như những chiếc điện thoại thông minh được sản xuất từ năm 2018 vẫn có thể sử dụng mượt mà. Mọi người, dù là công dân Huế hay người yêu Huế, thậm chí là khách du lịch ghé thăm Huế vài ngày cũng có thể tải, đăng ký, sử dụng. Nó không chỉ là ứng dụng mang tính thông tin một chiều từ chính quyền địa phương đến người dân, du khách mà còn là kênh phản ánh thông tin từ du khách đến chính quyền.

Trên Hue-S, ngoài phản ánh, người dân, thậm chí là du khách, có thể thực hiện các giao dịch phục vụ cuộc sống thường nhật như thanh toán ví điện tử, giáo dục, y tế, giao thông và những dịch vụ thiết yếu khác hay thậm chí theo dõi camera trực tuyến để nắm bắt tình hình địa phương trong những ngày lũ lụt. Đó chính là nền tảng quan trọng nhất, giúp Hue-S đến gần với người dân, góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân một cách thiết thực, hiệu quả.

Theo nhận định của nhiều người dân Huế, từ ngày Hue-S trở nên phổ biến, cách thức tương tác, phản ánh, tiếp thu thông tin giữa người dân với chính quyền có sự thay đổi mang tính nền tảng, hiệu quả hơn, trực diện hơn. Bản thân người viết đã từng trải nghiệm điều này khi phản ánh việc một nhà hàng ở phố Tây vẫn làm ồn khi quá thời gian quy định và sáng hôm sau, đại diện chính quyền đã có sự liên lạc với người viết nhằm thông tin kết quả xử lý vụ việc cũng như thay mặt chính quyền xin lỗi về trải nghiệm không tốt vừa qua.

Trong hơn 2 năm gần đây, những phóng viên theo dõi mảng CNTT tại Thừa Thiên Huế không lạ gì với các chương trình phổ cập, hướng dẫn người dân Huế sử dụng ứng dụng Hue-S, không chỉ tại thành thị mà tại tất cả các xã phường, thôn xóm từ vùng núi A Lưới đến duyên hải Quảng Điền, Phú Vang. Quan điểm của lãnh đạo Thừa Thiên Huế là còn một người dân, dù là lao động phổ thông hay làm nông, buôn bán, dù vùng núi hay miền biển chưa sử dụng thành thạo Hue-S thì chính quyền vẫn còn phải nỗ lực hơn nữa.

Trong Hue-S không có bảng biểu, không có định hướng nội dung phản ánh, không có giới hạn vấn đề phản ánh, không có định dạng tiếp nhận thông tin cố định nào. Người dân có thể nhiều cách thức phản ánh khác nhau, từ hình ảnh, ngôn ngữ, video clip… nhưng tất cả các thông tin vẫn đều được xử lý đầy đủ, kịp thời, mượt mà. Sau đó, toàn bộ các thông tin, phản ánh trên được tổng hợp, xử lý một cách thông minh tạo thành một hệ thống dữ liệu thông minh giúp người quản lý đưa ra các quyết định phù hợp. Điều này là hoàn toàn dễ thực hiện khi biết cách áp dụng các thành tựu lớn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như máy học, trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu dần dần được vào hạ tầng Hue-S. Kết quả là tạo sức bật trong công tác xử lý thông tin, sự việc mang tính hai chiều giữa chính quyền và người dân, doanh nghiệp một cách hiệu quả. Đó là những biểu hiện rõ ràng nhất của việc Chuyển từ hệ thống CNTT sang môi trường số; Chuyển từ tự động hóa sang thông minh hóa; Chuyển từ dữ liệu tổ chức sang dữ liệu người dùng; Chuyển từ dữ liệu có cấu trúc sang dữ liệu phi cấu trúc.

Sở Thông tin và Truyền thông là đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện và vận hành, cập nhật ứng dụng Hue-S nhưng không phải là đơn vị quyết định Hue-S làm được gì và không làm được gì. Những người từng cộng tác với Hue-S không ít lần chứng kiến việc lãnh đạo UBND tỉnh đưa ra “đề bài” và việc của Sở TT&TT là tổ chức thực hiện. Không chỉ với các yêu cầu từ UBND tỉnh mà các yêu cầu từ bộ ngành hay từ các sở ban ngành liên quan cũng đều được Sở TT&TT tổ chức thực hiện thành công, giúp chính các đơn vị này hoàn thành tốt công việc của mình trên môi trường số mà không quá lệ thuộc vào hệ thống CNTT riêng biệt của từng đơn vị. Điều này lại minh chứng một cách rõ ràng cho việc Chuyển từ “làm như thế nào” sang “làm cái gì”; Chuyển trọng tâm từ người giỏi phần mềm sang người giỏi sử dụng.

Trên đây là một số điểm dễ nhận biết nhất về những gì Hue-S đã làm được trong những năm vừa qua. Phải thừa nhận rằng, với Hue-S giờ đây, người dân và doanh nghiệp, thậm chí là du khách đến Huế, đã có một công cụ số hữu hiệu để tương tác, làm việc với chính quyền và với chính những người dân, doanh nghiệp khác. Do đó, không quá khi nói rằng với Hue-S, công tác Chuyển đổi số ở Huế = Ứng dụng CNTT + số hóa toàn diện + Dữ liệu + Đổi mới sáng tạo + Công nghệ số. Tất nhiên, mọi việc dù rất đáng ghi nhận nhưng cũng chỉ là bước đi ban đầu, còn rất rất nhiều việc cần làm và hy vọng trong thời gian tới, bằng sự góp sức, góp trí tuệ và quyết tâm của mọi người dân vùng đất Cố đô, Hue-S sẽ thực sự trở thành “cây đũa thần” giúp Thừa Thiên Huế trở thành địa phương số thực thụ vào năm 2025, tầm nhìn 2030.

Phuong Minh
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 804.668
Truy cập hiện tại 38